Thế chấp một tài sản tại nhiều ngân hàng được không?
- Thứ năm - 18/07/2019 03:26
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Căn cứ Điều 296 và Điều 308 Bộ luật dân sự, giải quyết trường hợp của bạn như sau:
- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
=> Với quy định này thì việc một công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn thực hiện được.
- Việc xử lý tài sản khi có nghĩa vụ thanh toán đến hạn mà không thanh toán như sau:
+ Khi một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Thứ tự ưu tiên thanh toán như sau:
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.
+ Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.
+ Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.
=> Như vậy, công ty thực hiện thế chấp một mảnh đất cho 3 ngân hàng là hoàn toàn được, và việc xử lý nghĩa vụ đến hạn theo quy định trên.
Trên đây là nội dung tư vấn.